Làm thế nào để ngay lập tức

1. Sử dụng phương pháp kiểm soát căng thẳng khi bạn đã xác định rằng các cơn hoảng loạn của bạn có liên quan đến sự căng thẳng quá mức.

Đây là một trong những chứng bệnh phổ biến mà tất cả mọi người đều có thể mắc phải, đó là khi chúng ta đột ngột đối diện với sự sợ hãi và lo lắng. Điều này là do phản xạ tự nhiên của cơ thể, tiềm thức bắt đầu gây nên một tập hợp các phản xạ sinh lý (cũng như làm xáo động tư tưởng và tăng dần sợ hãi). Một trong những phản xạ vật lý bao gồm sự kích thích của nội tiết tố tuyến thượng thận do tuyến thượng thận sản xuất. Các adrenalin này nhằm đảm bảo sự sống của chủ thể trong trường hợp tình huống nguy hiểm xảy ra.

Cơn hoảng sợ thường tới bất chợt và lên cao độ trong vòng không qúa 10 phút. Người bị lên cơn bỗng thấy sợ hãi tột độ và khó chịu trong người, tim đập mạnh, có khi tức ngực, thở gấp, muốn nghẹt thở. Có người mắc ói, run rẩy, lạnh toát mồ hôi, có khi ngược lại thấy nóng bừng Người xây xẩm chóng mặt. Đầu ngón tay có khi tê rần như kiến bò. Bệnh nhân thấy hoảng hốt, có khi như trong mơ, có người tưởng mình muốn phát điên hay là sắp chết. Cũng có người có cảm giác như có cái gì nguy đến nơi và muốn vùng bỏ chạy.
cach-ngung-con-hoang-so

CÁCH 1: NGỪNG CƠN HOẢNG SỢ
1. Hít thở và thư giãn. Khi bạn bắt đầu cảm thấy như bạn sắp đến cơn hoảng loạn, hãy thư giãn cơ bắp bằng cách căng tất cả các cơ bắp lên trong một khu vực của cơ thể (ví dụ như mặt, cánh tay trái, vv) trong một vài giây và sau đó thư giãn chúng. Làm như vậy lần lượt với tất cả các cơ bắp trong cơ thể và hãy thật tập trung vào hơi thở.

2. Thay đổi không khí. Thay đổi không khí xung quanh hoặc hoàn cảnh khi mà bạn cảm nhận được cơn hoảng loạn sắp tới. Hãy thử uống một ly nước lạnh, hoặc tự kể cho mình 1 câu chuyện cười, hát bài hát yêu thích hoặc làm bất cứ điều gì để ngăn chặn quá trình suy nghĩ tiêu cực. nếu bạn thấy cách nào là có tác dụng nhất thì hãy ghi nhớ để sử dụng lần tiếp theo. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các cơn hoảng loạn trước khi nó bắt đầu.

3. Hãy nhớ rằng bạn không phải chỉ cần tránh những nơi hoặc những tình huống có thể gây ra cơn hoảng loạn của bạn. Đối với các trường hợp cực đoan hơn của bệnh này và do người bệnh không chữa hoàn toàn nguồn cơn căn bệnh cho nên họ bị ràng buộc ở “nơi an toàn” của riêng họ. Vì chỉ lẩn tránh mà không thực sự điều trị bệnh cho nên mỗi khi cơn hoảng loạn đến, họ bắt đầu tìm nơi ẩn nấp và tạo thành một thói quen, dần dần bệnh có thể phát triển mạnh hơn.

Hãy đi bộ quanh công viên, dọc theo bãi biển hoặc đạp xe dọc theo bờ sông, vv cảm nhận thiên nhiên xung quanh bạn, hãy giao tiếp, nói chuyện với mọi người để chữa trị chứng lo ngại tâm lý xã hội của bạn.
4. Ghi chép nhật ký hoảng loạn. Bạn có thể dùng cách này để chữa trị cơn hoảng loạn của mình bằng cách ghi chép lại những lúc bạn lên cơn, những chiến lược giúp bạn ngăn chặn cơn lo lắng quá độ mỗi khi nó đến.

CÁCH 2: KIỂM SOÁT STRESS
1. Sử dụng phương pháp kiểm soát căng thẳng khi bạn đã xác định rằng các cơn hoảng loạn của bạn có liên quan đến sự căng thẳng quá mức.

2. Tập thể dục thường xuyên. Cho phép cơ thể bạn giải tỏa những năng lượng bị dồn nén đã lâu mà có thể dẫn đến hoảng loạn cảm xúc.

3. Ngủ ngon. Hãy tập cho bạn thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc để nó thành một trật tự chính thức. Những giấc ngủ bổ sung có thể giúp bạn sắp xếp lại rất nhiều điều khiến bạn đang lo lắng, làm giảm các cơn hoảng sợ. Và phương pháp chữa bệnh tốt nhất cho sự căng thẳng là nghỉ ngơi.

4. Nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy dành thời gian tránh xa những tác nhân gây căng thẳng cho bạn, trong một giờ, một ngày hay thậm chí mất một vài tuần. Nghỉ ngơi thường xuyên giúp cơ thể bạn trẻ hóa, khôi phục lại tâm trí của bạn đủ để cho phép bạn tiếp tục giải quyết công việc với hiệu quả cao hơn.

CÁCH 3: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
1. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bạn. Giảm tiêu thụ các chất caffeine, đường và các loại thực phẩm có nhiều chất béo. Thực phẩm và các chất kích thích như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, không lành mạnh và thiếu năng lượng cần thiết để xử lý công việc hàng ngày.

2. Sử dụng các thảo dược. Đây là một trong những giải pháp tốt để ức chế cơn hoảng loạn. Tuy nhiên, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sủ dụng.

CÁCH 4: PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ TRỊ LIỆU
1. Sử dụng kỹ thuật trị liệu tâm lý. Liệu pháp này còn được gọi là kỹ thuật One Move. Các cơn hoảng loạn xảy đến từ sự sợ hãi và nỗi lo lắng là do việc sản sinh của adrenalin. Việc này được liên kết trực tiếp đến nội tiết tố tuyến thượng thận corticotropic (ACTH) kích thích đến tuyến yên. Vì vậy, đó là nơi mà bạn cần phải kiểm soát. Nếu bạn có thể kiểm soát sự kích thích của ACTH, sau đó bạn chắc chắn có thể vượt qua những cơn hoảng loạn.

2. Hãy thử chánh niệm. Có một số biến thể của niệm, trong đó có một số kết hợp CBT và chánh niệm. Bạn có thể nói chuyện với một bác sĩ chuyên khoa để giúp bạn thực hành chánh niệm.

3. Viết nhật ký. Hãy viết ra những cảm xúc, cảm giác, tác nhân khó chịu và bất cứ điều gì khác mà bạn cần phải giải tỏa khỏi đầu óc. Nhật ký là một hình thức tự trị cho phép bạn giải tỏa mọi bất ổn nội tại ra ngoài và giảm bớt sự lo lăng, sợ hãi, nỗi đau trong người. Điều này có thể giúp bạn điều trị cơn hoảng loạn từ cốt lõi của nó.

CÁCH 5: ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC
1. Hãy xem xét biện pháp điều trị này nếu bạn cảm thấy quá khó khăn để đối phó với cơn hoảng loạn. Các loại thuốc chống trầm cảm bao gồm thuốc ức chế beta, benzodiazepin, thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Thuốc đã được sự chấp thuận của FDA để điều trị các cơn hoảng loạn và đã được chứng minh trong các nghiên cứu.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc vì các loại thuốc trên đều có tác dụng phụ và sự phụ thuộc lâu dài. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc điều trị như một trợ giúp tạm thời để giúp bạn vượt qua sự lo lắng ban đầu, sau đó bạn phải cố gắng chữa trị mà không cần dùng thuốc.
CÁCH 6: HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT
1. Giơ hai tay thẳng lên trên trời. Cách này có hiệu quả đối với một số người.

2. Ẩn nấp. Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng khi mọi người nhìn vào bạn thì có thể đeo khâu trang, đội mũ, .. để tránh ánh nhìn của mọi người trong chốc lát.

3. Xem TV. Nó có thể giúp bạn lãng quên đi sự lo lắng bằng cách liên tục truyền vào não bộ những hình ảnh âm thanh khác nhau. Nhưng bạn nên cân nhắc bạn nên xem cái gì là tốt nhất, một gợi ý cho bạn là những chương trình tích cực thì sẽ tốt hơn.

4. Đi dạo.Những việc lặp đi lặp lại hoặc chuyển động vật lý nhẹ nhàng như đi bộ, dạo… sẽ giúp tâm trí bạn ổn định lại và bình tĩnh hơn.

5. Ở bên cạnh những người bạn tin tưởng và có cảm giác an toàn. Bạn có thể tâm sự với họ và nhờ họ giúp đỡ mình.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *