Bí quyết để nói chuyện tự nhiên, thoải mái

2. Giới thiệu về bản thân khi cần thiết. Nếu bạn không biết người đó, nhưng lại muốn làm quen với họ, hãy đến gần và giới thiệu tên bạn và ngỏ ý muốn làm bạn với họ. Bạn sẽ có thêm một mối quan hệ mới và người bạn mới có thể sẽ giúp đỡ bạn trong tương lai.

cach-noi-chuyen-thu-hut-con-gai

Bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện để làm quen với một ai đó mà không có chuyện gì để nói hoặc muốn phá vỡ sự im lặng có thể rất căng thẳng. Khi rơi vào những trường hợp khó xử đó, hãy sử dụng các nguyên tắc sau.

PHẦN 1: TÌM NHỮNG CHỦ ĐỀ ĐỂ NÓI CHUYỆN.
1. Nhận xét về những địa điểm hay điều thú vị mà bạn thấy. Hãy nhìn xung quanh xem và nếu có bất cứ điều gì thú vị hay nhưng địa điểm mà bạn vừa thấy. Ví dụ như “đây là căn phòng tuyệt vời”, “cách phục vụ ở đây thật chu đáo”, “con chó kia thật dễ thương”…

2. Hỏi những câu hỏi mở. Hầu hết mọi người đều thích nói về bản thân, đó như là điều khởi xướng cuộc hội thoại. Câu hỏi mở yêu cầu khiến cho người đối thoại trả lời, giải thích một cách hứng thú hơn những câu hỏi đóng chỉ đơn giản trả lời có hoặc không.

3. Biết cách kết hợp nhận xét tổng quát với câu hỏi mở.

4. Hãy hỏi về vật nuôi của họ. Động vật là loài gần gũi với con người nhất. Nếu bạn thích động vật, có thể kết bạn với người yêu động vật khác dễ dàng hơn, mặc dù đó là loài vật gì. Trao đổi thông tin các con vật mình yêu thích với nhau sẽ giúp bạn thân thiết hơn với mọi người.

5. Ôn lại các kỷ niệm, sự kiện. Nếu họ biết nó và họ cũng thấy hứng thú, bạn có thể trao đổi câu chuyện với họ để biết được thêm các thông tin hay ho khác.

6. Tránh hỏi các câu hỏi nhạy cảm. Ví dụ như hỏi các câu hỏi cá nhân như về cân nặng, trình độ học vấn của họ…

PHẦN 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN BẠN NÊN NHỚ.
1. Khắc phục những lo ngại, sợ hãi. Khi bạn cảm thấy rằng bạn không thể tham gia vào cuộc trò chuyện với người khác, có thể bạn đang nghĩ đến những thứ tiêu cực, như là lo ngại rằng bạn nhàm chán, không đủ tốt, không quá quan trọng, lãng phí thì giờ người khác … điều này có thể khiến cho bạn cảm thấy không thể nói chuyện, cảm thấy ngượng ngùng khi nói chuyện với người khác, tuy không có gì bất thường nhưng nó gây cảm giác không thoải mái. Hãy thư giãn. Không cần phải suy nghĩ quá lâu và quá quan trọng về hình thức, chỉ cần nói bất cứ điều gì mà bạn đang nghĩ, miễn sao không quá thô lỗ hay kỳ lạ.

2. Giới thiệu về bản thân khi cần thiết. Nếu bạn không biết người đó, nhưng lại muốn làm quen với họ, hãy đến gần và giới thiệu tên bạn và ngỏ ý muốn làm bạn với họ. Bạn sẽ có thêm một mối quan hệ mới và người bạn mới có thể sẽ giúp đỡ bạn trong tương lai.

3. Trò chuyện, tán gẫu với giọng nhỏ nhẹ, dễ nghe.

4. Luôn theo dõi câu chuyện. Khi đang trong cuộc trò chuyện, bạn hãy luôn theo dõi và tham gia vào những chủ đề mà họ đang nói chuyện. Trả lời câu hỏi khi được hỏi tới, đặt câu hỏi về những gì họ đang nói, thay đổi chủ đề khi cần thiết…

5. Gọi tên người khác khi nói chuyện. Thỉnh thoảng bạn hãy nhắc đến tên người bạn đang nói chuyện với mình. Nó không những giúp bạn nhớ được tên họ mà con giúp người đó cảm thấy họ được tôn trọng hơn, thân thiết hơn và làm cuộc trò chuyện thoải mái hơn.

6. Đưa ra những tín hiệu xác nhận. Bạn không cần phải mất thời gian để nói những lời dài dòng, mất thời gian, chỉ cần gật đầu đồng ý, những từ trả lời ngắn và có thể khích lệ bằng những câu như “thật vậy sao?”, “đó là ý tưởng hay đó!”,…

7. Sử dụng ngôn ngữ hình thể dễ hiểu. Trong cuộc trò chuyện bạn có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể như gật đầu, lắc đầu, nheo mắt, cười, nhăn mặt… để làm cho người đối diện cảm thấy thích thú, thoải mái và cảm thấy cuộc trò chuyện không cứng nhắc, diễn ra một cách tự nhiên hơn.

8. Phản ứng tự nhiên với các tình huống, không nên thái quá hoặc quá lố.

9. Bắt đầu thực hành cuộc trò chuyện. Tuy lúc đầu bạn có thể cảm thấy một chút vụng về, nhưng với thực tế nó có thể trở nên dễ dàng để bắt đầu cuộc trò chuyện tốt hơn.

PHẦN 3: LUÔN TẠO CẢM GIÁC THÚ VỊ.
1. Theo dõi và phản ứng lại với người đang trò chuyện. Nếu người đối diện cảm thấy hứng thú với câu chuyện của bạn, hãy tiếp tục nói về nó, nhưng nếu họ chỉ chăm chú nhìn vào một thứ khác hay không lắng nghe câu chuyện, bạn hãy ngưng nói về nó và đổi sang chủ đề khác. Hãy luôn để ý đến biểu cảm, cảm xúc của người đối diện để trò chuyện một cách thoải mái và vui vẻ hơn.

2. Sử dụng các từ gợi hình. Sử dụng những từ gợi hình sẽ khiên cho người đang trò chuyện phải tưởng tượng, hình dung ra câu chuyện mà mình đang nói tới, làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động và hứng thú hơn.

3. Không làm cho người đang nói chuyện cảm thấy khó chịu. Đáp lại tôn trọng với người đang trò chuyện cảm thấy không thoái mái hay khó chịu với bạn. Nếu người đối diện cảm thấy khó chịu, không phản ứng lại với câu chuyện của bạn thì bạn không nên tiếp tục dai dẳng với câu chuyện đó. Đừng hỏi nhiều khi họ cảm thấy không thoải mái.

4. Hãy tạo cái cớ hợp lý. Bạn có thể dùng cái cớ như bạn đang có cuộc họp khẩn cấp hoặc có người đang đợi bạn để có thể kết thúc câu chuyện một cách lịch sự, mà không khiến cho đối phương có cảm giác làm phiền đến bạn hay ép buộc bạn, làm bạn khó xử. Nhưng không nên tạo nhiều cái cớ để kết thúc cuộc trò chuyện quá nhiều sẽ khiến cho họ nghĩ bạn không muốn nói chuyện với họ, không tôn trọng họ.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *