Bệnh hiếm muộn là gì? Chữa trị bằng cách nào ?

Nuôi trưởng thành trứng trong ống nghiệm (IVM – in vitro maturation): Đây là cách điều trị dùng cho bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang.

kham-hiem-muon-a1-9dc46
, vô sinh là căn bệnh khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này có thể xảy ra ở cả nữ giới và nam giới. Theo thống kê gần đây cho thấy có tới 40% – 50% các trường hợp hiếm muộn liên quan đến nữ giới. Bài viết của chúng tôi hôm nay sẽ đi tìm hiểu các yếu tố dẫn đến tình trạng này.
?
Ngày nay do nhiều sự tác động khác nhau của môi trường và các chất có hại nên rất nhiều trường hợp hiếm muộn, vô sinh đã xảy ra làm nhiều cặp vợ chồng trẻ lo lắng. Vậy nguyên nhân nào gây vô sinh ở nữ và nam giới, cách điều trị vô sinh hiệu quả, điều trị vô sinh như thế nào,…sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết nguyên nhân và cách điều trị vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ hiệu quả nhất dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nhiều thông tin cụ thể về vô sinh hiếm muộn nhé.
Vô sinh hay hiếm muộn?

Khi một cặp vợ chồng sinh hoạt gối chăn đều đặn, không sử dụng bất kỳ phương pháp ngừa thai nào trong vòng một năm mà việc thụ thai không thành công thì được chẩn đoán là vô sinh. Hơn nữa, những phụ nữ sảy thai liên tục cũng được xem là vô sinh. Nguyên nhân vô sinh có thể do chồng hoặc vợ. Cần phân biệt vô sinh và hiếm muộn.

Vô sinh là chẩn đoán cho cả chồng hoặc vợ và chắc chắn là không thể thụ thai. Hiếm muộn là có vấn đề về khả năng sinh sản hoặc do một nguyên nhân nào đấy chưa thể tìm ra. Do đó, việc tham vấn bác sĩ về sức khỏe tiền mang thai là một việc làm có ý nghĩa.

Bệnh hiếm muộn là gì? ở nữ giới

Tỉ lệ vô sinh ở nữ dường như ngày càng tăng. Các chuyên gia cho rằng vì có nhiều phụ nữ chờ đến khi họ quá lớn tuổi để có thể có con. Tuy nhiên, vô sinh không “bỏ qua” bất kỳ người phụ nữ nào từ trẻ tuổi đến lớn tuổi, độc thân hay đang quan hệ với bạn tình, trứng kém chất lượng, dị dạng tử cung, lạc nội mạc tử cung…

Thậm chí, có một số phụ nữ vô sinh không thể tìm ra lý do. Một số tác nhân bên ngoài có thể làm tăng khả năng vô sinh bao gồm: Bệnh hoa liễu, thay đổi kích thích tố, sau tuổi 35, thừa cân quá mức, hóa trị, xạ trị ung thư, môi trường nhiễm độc phóng xạ, chì, thuốc trừ sâu, ăn uống thiếu chất…
Nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở nữ

Cân nặng

Thiếu cân hoặc thừa cân, béo phì có thể ảnh hưởng đáng kể tới khả năng mang thai của bạn. Để biết được cân nặng của mình có hợp lý không, có thể dựa theo chỉ số BMI (cân nặng kg chia cho bình phương chiều cao tính theo mét) để tính tỷ lệ chiều cao và cân nặng. Những chị em có chỉ số BMI dưới 19 mất nhiều thời gian gấp 4 lần để thụ thai, theo tiến sĩ Isaac Sasson, một chuyên gia về nội tiết, sinh sản tại Chesterbrook, Pennsylvania, Mỹ. Nhiều phụ nữ có chỉ số BMI thấp có thể ngừng rụng trứng và mãn kinh sớm.

Hút thuốc

Hút thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng mang thai. Chất nicotine và các hóa chất có hại khác trong thuốc lá cản trở khả năng cơ thể tạo estrogen (loại hoóc môn chịu phần lớn trách nhiệm về sự rụng trứng) và trứng của bạn có thể bị bất thường. Nhìn chung, người hút thuốc thường mãn kinh sớm hơn 4 năm so với người không hút. May mắn là những ảnh hưởng xấu do hút thuốc có thể chấm dứt khi bỏ nó.

Uống rượu

Nếu bạn uống hơn 2 ly rượu mỗi ngày, khả năng có thai của bạn có thể giảm tới 60%. Thi thoảng bạn vẫn có thể uống với gia đình hay bạn bè nhưng nên hạn chế lượng uống và tránh say rượu. Và nhớ là, khi bạn đã thụ thai, việc sử dụng rượu cũng không an toàn cho thai kỳ.

Sử dụng các loại thức uống có caffein

Phụ nữ sử dụng hơn 500 mg caffein mỗi ngày (lượng caffein trong khoảng 5 cốc cà phê) sẽ giảm đáng kể khả năng có thai. Đáng nói là, một tách cà phê to đậm đặc có thể chứa tới 400 mg caffein. Ngoài ra, trong thanh chocolate, nước soda hay nước tăng lực cũng chứa caffein nên bạn rất dễ chạm mức dùng 500 mg chất này. Lượng caffeine một ngày bạn có thể nạp vào cơ thể ở mức an toàn là 250 mg.

Qua tuổi 35

Khi bạn ở độ tuổi 20, cơ hội có thai (khi sex không dùng biện pháp tránh thai) là 25%. Qua tuổi 35, con số này giảm xuống còn 15% và còn ít hơn nữa (10%) khi bạn sang tuổi 40. Khi bạn 42 tuổi, cơ hội xuống dưới 1%. “Tuổi tác là một nhân tố quan trọng quyết định tới sự thành công của các biện pháp điều trị vô sinh. Đây là một thực tế đau lòng nhưng có thật”, tiến sĩ Isaac Sasson nói.

Nếu bạn dưới 35 tuổi, quan hệ tình dục thường xuyên và có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, cơ hội có thai trong vòng một năm là khoảng 85%. Nếu bước qua tuổi 35 và đã cố gắng ít nhất trong vòng 6 tháng nhưng vẫn không có kết quả thì nên gặp các chuyên gia để được tư vấn những biện pháp can thiệp kịp thời.

Chu kỳ kinh nguyệt thất thường

Cách tốt nhất để biết trứng có rụng không là xem chu kỳ kinh của mình có đều không. Hay nói cách khác, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thất thường, tháng này là 30 ngày, tháng sau là 45 hay 90 ngày… bạn có thể cần nhờ tới bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp. Bằng cách theo dõi trứng rụng, bạn có thể gia tăng cơ hội thụ thai.

Trục trặc ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng là con đường để trứng đi từ buồng trứng tới tử cung. Nếu có trục trặc gì đó trên con đường này, bạn sẽ khó thụ thai. Những trục trặc liên quan đến ống dẫn trứng chiếm đến 35% tổng số vấn đề gây vô sinh. Khi đi khám vô sinh, bác sĩ có thể chỉ định bạn chụp cản quang ống dẫn trứng để kiểm tra có tắc ở đoạn nào không. Những chị em từng bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, phẫu thuật ổ bụng và một số yếu tố khác có nguy cơ bị tắc ống dẫn trứng cao hơn.

Vấn đề ở tử cung

Tử cung là “ngôi nhà” của em bé trong 9 tháng hoặc lâu hơn, vì thế nó phải luôn ở trạng thái sẵn sàng nhất. Nếu không, bạn sẽ khó thụ thai hoặc giữ thai.

Tử cung phụ nữ có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề. Chẳng hạn, có thể có một khối u lành tính nằm yên trong các niêm mạc tử cung hoặc hình thành sau những lần phẫu thuật và có khả năng khiến phôi thai không thể gắn vào thành tử cung để phát triển.

Polyp tử cung hay dính tử cung (vết sẹo do phẫu thuật) cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng phôi thai đậu được vào thành tử cung.

Việc điều trị có thể loại bỏ các tắc nghẽn và giúp niêm mạc tử cung tái tạo, làm bạn có khả năng mang thai an toàn. Những bất thường tử cung có thể nhìn thấy qua chụp cản quang tử cung.

Nếu bạn từng làm một tiểu phẫu tên là LEEP liên quan tới việc cắt bỏ các mô có khả năng chứa tế bào ung thư cao, bạn có khả năng bị mô sẹo ở cổ tử cung và điều này ảnh hưởng tới quá trình mang thai. Trong nhiều trường hợp, mô sẹo có thể đủ lớn để đóng cổ tử cung lại.

Tình trạng này có thể điều trị đơn giản (bác sĩ can thiệp làm giãn cổ tử cung đủ để tinh trùng chui qua) hoặc bạn sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh ngoài bằng cách bơm trực tiếp tinh trùng vào buồng tử cung.

Có tiền sử lạc nội mạc tử cung

Nếu các tế bào nội mạc tử cung bắt đầu phát triển, bạn có thể mắc một chứng bệnh gọi là lạc nội mạc tử cung. Nó có thể gây đau hay chảy máu bất thường, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới việc mang thai hay gây vô sinh. Tình trạng này có thể điều trị bằng một số biện pháp như nội soi ổ bụng để loại bỏ sẹo hoặc loại bỏ các u nang (chính là các nội mạc tử cung) hình thành xung quanh buồng trứng. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể phải xem xét tới phương pháp hỗ trợ sinh sản để tăng cơ hội thụ thai.

Ngẫu nhiên

10% cặp vợ chồng bối rối vì vô sinh không rõ nguyên nhân. Nếu dưới 30 tuổi, bạn còn thời gian để tiếp tục cố gắng nhưng nếu đã qua tuổi 35, bạn nên cân nhắc đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hay IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) để tăng cơ hội làm mẹ.
Điều trị vô sinh ở nữ giới

Hầu hết phụ nữ vô sinh đều phải được điều trị bằng thuốc ở một chừng mực nào và phải tuân thủ theo liều dùng trong đơn thuốc. Sau đó tùy theo tình hình, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp dưới đây:

Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI): Tinh trùng sau khi đã được xử lý và nuôi dưỡng khỏe mạnh sẽ được bơm trực tiếp vào tử cung. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và khoảng cách tinh trùng phải di chuyển đến trứng. IUI còn được gọi là thụ tinh thay thế hoặc thụ tinh nhân tạo.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Người phụ nữ phải uống thuốc để làm cho trứng chín. Bác sĩ sẽ tách trứng này ra và cho kết hợp với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Sau khi một số trứng đã được thụ tinh, bác sĩ sẽ đưa một hoặc vài trứng đó vào tử cung. Mang thai xảy ra nếu một hoặc nhiều trứng đã thụ tinh bám lấy thành cử tung.

Nuôi trưởng thành trứng trong ống nghiệm (IVM – in vitro maturation): Đây là cách điều trị dùng cho bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Quy trình nuôi trưởng thành trứng trong ống nghiệm tương tự IVF. Tuy nhiên, còn có thêm công đoạn nuôi trưởng thành trứng trong ống nghiệm trước khi thực hiện công đoạn tạo phôi. Tỉ lệ thành công của IVM hiện là 30 – 35%.

Hy vọng với bài viết nguyên nhân và cách điều trị vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ hiệu quả nhất trên đây các bạn đã có thêm nhiều thông tin về chứng bệnh vô sinh hiếm muộn để có biện phòng phòng ngừa điều trị tốt nhất nhé.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *