Bí quyết sáng tạo từ những cảm xúc tiêu cực

Khi chúng ta gặp phải những điều phiền não, điều quan trọng là chúng ta phải tập trung vào việc làm thế nào để sử dụng nó vào những việc có ích thay vì cố gắng loại bỏ nó hoàn toàn.

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều chỉ muốn mình được vui vẻ, hạnh phúc mà không bao giờ phải buồn bã. Tuy nhiên, phải thừa nhận nỗi buồn là một cung bậc cảm xúc không thể thiếu của cuộc sống và thậm chí, mục đích cuối cùng của nỗi buồn chính là để bạn trân trọng những giây phút hạnh phúc hơn.
cam-xuc-va-sang-tao
Những cảm xúc tiêu cực giúp ta tĩnh tâm lại, suy nghĩ – tìm hiểu những thăng trầm của cuộc sống và nhìn lại chính bản thân mình. Có lúc nó lại giúp ta đưa ra những quyết định đúng đắn, sáng suốt và trưởng thành hơn.

Khi chúng ta gặp phải những điều phiền não, điều quan trọng là chúng ta phải tập trung vào việc làm thế nào để sử dụng nó vào những việc có ích thay vì cố gắng loại bỏ nó hoàn toàn.

Và bạn có biết rằng nỗi buồn cũng có thể giúp bạn sáng tạo hơn không?

Khoa học nói gì vể cảm xúc tiêu cực và sự sáng tạo?

Đã có nhiều tác giả và nghệ sĩ thành công nổi tiếng trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc khi cảm xúc đang rối loạn. Liệu đây có phải là bằng chứng cho mối quan hệ giữa những cảm xúc tiêu cực và sự sáng tạo?

Từ lâu, những cảm xúc tích cực luôn được xem là tiền đề, là động lực cho sự sáng tạo nhưng các nghiên cứu khoa học đã chứng minh những ý tưởng sáng tạo phức tạp nhất, độc đáo nhất lại xuất hiện khi ta cảm thấy khủng hoảng nhất.

Trong bài báo ” Mặt khác của sự sáng tạo: cảm xúc tiêu cực và dễ bị tổn thương dẫn đến những sáng tạo tuyệt vời” được viết bởi Modupe Akinola, một nghiên cứu đã được tiến hành về tác động của những lời nói tích cực và tiêu cực đến một nhóm người, mỗi người sẽ kể về ước mơ của họ cho những người khác và đều nhận được những phản hồi tích cực lẫn tiêu cực.

Sau thí nghiệm, kết quả cho thấy những người nhận được phản hồi tiêu cực tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật độc đáo hơn hẳn những người nhận được phản hồi tích cực.

Một thí nghiệm đơn giản nhưng lại chứng tỏ cho chúng ta thấy những cảm xúc buồn bã, đau đớn làm cho chúng ta mải mê, chú tâm vào những chi tiết nhỏ, từ đó hoàn thiện được tác phẩm của mình một cách hoàn hảo hơn. Điều này cũng cho thấy mối quan hệ giữa cảm xúc và nhận thức.

Dường như tâm trạng lo lắng, thiếu tự tin hay trầm cảm thực sự có thể kích thích não bộ, kiểm soát sự chú ý, nâng cao khả năng tư duy và phân tích và làm phong phú trí tưởng tượng. Chúng ta tạo ra những ý tưởng sáng tạo và mới lạ như thể đó là cách não bộ của chúng ta đối phó với những cảm xúc tiêu cực vậy.

Làm thế nào để biến nỗi buồn trở thành sự sáng tạo?

Những cảm xúc tiêu cực thường sẽ dày vò, thậm chí là hủy hoại bạn nếu bạn không xử lý đúng cách. Chúng ta không thể loại bỏ nó hoàn toàn nhưng hãy cố gắng để giảm thiểu ảnh hưởng của nó lên chúng ta. Nếu bạn cảm thấy buồn chán, căng thẳng thì hãy đi dạo, đi chơi cùng bạn bè hay nấu món ăn mà bạn thích thay vì tìm đến những thứ làm bạn trở nên thụ động và mệt mỏi hơn như laptop hay TV.

Và sau đây là một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi bạn muốn biến cảm xúc tiêu cực thành tích cực.

1. Xác định những cảm xúc tiêu cực của bạn

Đây là bước đầu tiên rất quan trọng nhằm xác định lại cảm xúc của bản thân và chấp nhận chúng. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn chán thì hãy thả đầu óc mình vào những chủ đề bạn thấy thú vị, chẳng hạn như một kế hoạch du lịch hay một thú vui thường làm khi rảnh rỗi.

Còn nếu nỗi buồn xuất phát từ một vấn đề cụ thể nào đó, bạn hãy nhìn nhận vấn đề từ nhiều hướng khác nhau. Điều này có thể giúp bạn đào sâu hơn vào vấn đề và tìm ra cách giải quyểt mà có khi lúc bạn vui vẻ bạn chẳng hề nghĩ đến.

2. Điều khiển cảm xúc tiêu cực của bạn

Việc sử dụng các quá trình sáng tạo như một cách để kiểm soát các trạng thái tiêu cực là vô cùng quan trọng. Tập trung vào sáng tạo không chỉ mang đến cho bạn những cảm hứng mới mà còn có tác dụng giúp bạn quên đi buồn chán, thất vọng, lo âu hay trầm cảm.

3. Đừng phán xét bản thân

Bạn rơi vào những cảm xúc tiêu cực chủ yếu là do bạn nhìn nhận bản thân quá khắc nghiệt. Còn nếu trong quá trình sáng tạo, bạn vẫn không ngừng phán xét bản thân thì không thể gọi là “sáng tạo” được. Sáng tạo là một quá trình đầy cảm hứng và chỉ được thực hiện tốt nhất khi bạn được tự do, thoải mái trong suy nghĩ, phân tích và đánh giá các ý tưởng của bạn.

Tác dụng của liều thuốc sáng tạo

Tất nhiên, những cảm xúc tiêu cực không chỉ truyền cảm hứng cho ý tưởng của bạn mà còn có thể nâng cao tâm trạng của bạn khi bạn sáng tạo được một tác phẩm độc đáo.

Con người trải qua nỗi buồn thường xuất hiện những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực. Tham gia vào quá trình sáng tạo có thể giúp thay đổi những suy nghĩ tiêu cực nhờ việc giúp một bên não tập trung vào những điều mới lạ và lý thú.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng say sưa trong những ý tưởng mới góp phần nâng cao mức dopamine và serotonin, hai chất dẫn truyền thần kinh giúp chúng ta trở nên bình tĩnh và vui vẻ hơn.

Vậy làm thế nào để có được sự sáng tạo?

Có rất nhiều cách để bạn có thể biến những cảm xúc tức giận, buồn bã hay căng thẳng trở thành sự sáng tạo. Điều quan trọng là hãy tìm một cái gì đó mà bạn thực sự thích làm, và muốn dành hết tâm trí và thời gian cho nó, chứ không phải là do ai ép buộc bạn. Và sau đây là một vài cách giúp bạn có thể sáng tạo với cảm xúc tiêu cực của mình:Viết – Bạn có thể viết dưới nhiều hình thức: có thể là biểu đạt cảm xúc của mình trên những trang giấy hay viết ra một câu chuyện,…Điều này không chỉ giúp đầu óc bạn trở nên sáng suốt hơn mà có khi còn mang đến cho bạn nguồn cảm hứng và sự minh mẫn, đặc biệt là khi bạn cần ý tưởng cho một dự án nào đó. Bạn thậm chí có thể bắt đầu tạo một blog cho riêng mình hay viết cuốn tiểu thuyết mà bạn từng ấp ủ.

Nhảy – Bộc lộ bản thân mình qua những bước nhảy là một cách tuyệt vời để có được sự sáng tạo. Âm nhạc và sự di chuyển sẽ giúp tâm trí bạn thoải mái và sản sinh ra endorphins – hoocmon hạnh phúc.

Tô màu và vẽ tranh – Sử dụng nhiều màu sắc và các hình khối sẽ kích thích bán cầu não phải và tăng cường sự sáng tạo của bạn. Nhưng hãy nhớ để cảm xúc của mình diễn ra tự nhiên và kết quả sẽ rất đáng kinh ngạc đấy.

Thiết kế – Thiết kế một cái gì đó luôn cần kỹ năng phân tích và khả năng tập trung. Và may mắn thay, khi bạn buồn bã đều xuất hiện những điều này.

Nấu ăn – Nấu một món ăn mới có thể biến nỗi buồn trở thành niềm vui. Tại sao bạn không thử làm một món gì đó bạn chưa từng làm? Hãy thử tạo cho mình một công thức riêng bằng cách gia giảm một vài nguyên liệu. Đó có thể là món ăn tuyệt vời nhất bạn từng làm đấy.

Chơi nhạc – Sáng tạo âm nhạc nổi tiếng là một cách hữu hiệu trong việc tạo ra những tác phẩm để đời. Những bản nhạc bất hủ hay những lời ca sâu lắng đều được sáng tạo trong lúc buồn chán hay cô đơn. Nếu bạn là một người có tài năng chơi nhạc hoặc muốn học hỏi về âm nhạc thì tại sao bạn không thử chơi nhạc để biến những cảm xúc tiêu cực trở thành một cái gì đó thật diệu kỳ nhỉ!

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *